Nguồn nước sinh hoạt phổ biến của người Việt
Nước ngầm, nước mặt, nước mưa và nước máy là 4 nguồn nước chính mà người dân Việt Nam tiếp cận thường xuyên nhất đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy giảm về số lượng lẫn chất lượng, chẳng hạn như vi sinh vật, hoá chất và tạp chất lẫn trong nước.
Nước chiếm hơn 70% bề mặt Trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Nước phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng trong đó có sinh hoạt. Nước biển, nước ngầm, nước bề mặt và nước mưa là những nguồn nước chính cho các quốc gia. Với người dùng Việt Nam, có 4 nguồn nước thứ cấp chính thường tiếp cận nhất là nước ngầm, nước mặt, nước mưa và nước máy.
Nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước ở dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, trong các khe, cát bột kết nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, và có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Theo báo cáo Cục Quản lý tài nguyên nước (2022), có khoảng 40% nước cấp cho các đô thị hiện nay được khai thác từ nước ngầm. Khoảng 62% người dân nông thôn được cấp nước sạch, hầu hết nguồn cấp nước sinh hoạt nông thôn chủ yếu là nước dưới đất. Nước ngầm đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người, phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và cung cấp nước cho hoạt động trong nông nghiệp, công nghiệp: Tưới hoa màu, cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao,..
Tuy nhiên hiện nay nước ngầm đang chịu những sức ép lớn về suy giảm mực nước, cạn kiệt tầng chứa nước do việc khai thác quá mức và mất kiểm soát nước dưới đất. Ngoài ra nếu kỹ thuật khai thác không đúng kỹ thuật sẽ tạo cơ hội cho nước bẩn xâm nhập làm biến đổi chất lượng nguồn nước.
Nước mặt
Nguồn nước mặt là nguồn nước có trên bề mặt trái đất bao gồm nước từ ao, hồ, suối, thác,… Nước mặt sẽ không có muối, bổ sung từ nguồn nước mưa và lấy thêm từ nước ngầm.
Theo WB (Ngân hàng Thế giới), tài nguyên nước Việt Nam được đánh giá là nguồn tài nguyên phong phú. Điều đó được thể hiện qua các con số cụ thể: Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3500 con sông. Do đó nguồn nước mặt phong phú và có thể khai thác nhiều, chủ yếu được dùng cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất là nhiều. Đặc điểm của nước sông suối là có nồng độ oxy hòa tan (DO) cao, hàm lượng cặn lơ lửng, phù sa lớn, nồng độ chất hữu cơ trong nước cao, ít kim loại nặng, chất hòa tan trong nước hơn nước ngầm. Nhưng do ảnh hưởng bởi mưa, gió, lũ lụt,… Ngoài ra, do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp nên mức độ ô nhiễm phức tạp hơn rất nhiều.
Nước mưa
Nước mưa được hình thành từ hơi nước bốc lên từ ao, hồ, sông, suối, biển,… gặp lạnh ngưng tụ thành mây, mây gặp điều kiện thuận lợi trở thành những giọt mưa rơi xuống mặt đất.
Từ lâu nước mưa được cho là nguồn nước sạch và tinh khiết vì nước từ trên cao rơi xuống không bị nhiễm các tạp chất bẩn. Tuy nhiên với sự phát triển công nghiệp hóa sự trong lành của không khí giảm sút khiến nguồn nước mưa tưởng rằng vô hại giờ đây trở thành mối nguy hại cho sức khỏe con người bởi các tạp chất ô nhiễm, hòa tan khí độc.
Theo nghiên cứu trong nước mưa có chứa axit, cuốn theo các khí độc SO2, H2S, NOx có trong khí quyển tạo ra các axit HNO3, H2SO4. Nước mưa còn có các tạp chất điển hình như là bụi bẩn, vi khuẩn và những tạp chất khác tùy vào nơi nó đi qua. Mặc dù trong nước mưa có chứa nhiều tạp chất có hại cho sức khỏe nhưng nếu nước mưa được xử lý vẫn có thể sử dụng và góp phần giảm áp lực khai thác nước ngầm quá mức trong bối cảnh nguồn nước đang ngày càng bị cạn kiệt.
Nước máy
Nước máy là nguồn nước do các nhà máy cấp nước thành phố hoặc đô thị. Nước thông qua các hệ thống xử lý nước cấp công suất lớn. Nước máy được xử lý qua các hệ thống lắng và lọc nước công nghiệp để loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất… Sau đó nước dẫn qua hệ thống ống nước phân phối trực tiếp đến cho các hộ gia đình để tiêu thụ. Nước máy được cấp để phục vụ nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt của người dân. Nước máy thường có tính ổn định về mặt hóa lý. Thường được đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Tùy vào sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới mà chất lượng nước có sự khác nhau. Ở một số nước phát triển nhờ phương pháp xử lý nước tiên nên nước máy tạo ra khá sạch. Riêng ở Việt Nam, hệ thống xử lý nước máy có thể chưa tốt bằng cách quốc gia phát triển, các sự cố đường ống dẫn nước bị vỡ dễ gây ra tạp chất, nhiễm khuẩn. Do vậy chất liệu đường ống dẫn nước không đảm bảo dễ xảy ra rò rỉ, nứt vỡ, tạo điều kiện cho vi sinh vật, vi khuẩn xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Trong số 4 nguồn nước trên, gia đình bạn đang sử dụng nguồn nước nào?
Có một sự thật mà chúng ta thường nghĩ rằng nước nước không màu, không mùi là nước sạch hoặc chỉ cần đun sôi lên thì nước đó sẽ được tiệt trùng và có thể dùng được ngay.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc đời sống kinh tế đang dần được nâng cao thì ngược lại quá trình này cũng đang là mặt trái ảnh hưởng tiêu cực và trở thành áp lực tác động mạnh đến môi trường, nhất là môi trường nước. Mà nguyên nhân chính là sự gia tăng dân số, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, ô nhiễm do các điều kiện tự nhiên, ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,…. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước gây ra vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chất lượng nước. Hơn hết là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi chúng ta.
Vì thế cần đưa ra những giải pháp kịp thời để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của nước và nhất là để bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta.
Hiện nay máy lọc nước là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện nguồn nước đang sử dụng. Máy lọc nước Maxdream tự hào có thể giúp các gia đình lọc hết tất cả nguồn nước: nước máy, nước mưa, nước sông,… nhờ vào công nghệ CDI. Nước sau khi được lọc sẽ giữ lại được các khoáng chất và loại bỏ 100% những ion độc hại, ion kim loại nặng tạo ra một nguồn nước trong lành giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
Nguồn: https://maxdream.vn/4-nguon-cung-cap-nuoc-sinh-hoat-chinh-cho-nguoi-viet/