Công dụng của tia sáng sinh học trong làm đẹp da
Trong chăm sóc, điều trị các vấn đề trên da mặt chúng ta sẽ cần áp dụng đến máy chiếu ánh sáng sinh học. Và công nghệ này có rất nhiều loại tia sáng khác nhau, mỗi tia đảm nhận vai trò, chức năng khác biệt. Bạn cần nắm rõ đặc điểm của từng loại để làm tốt công tác tư vấn cũng như áp dụng liệu trình cho khách hàng.
Contents
Chức Năng Của Các Tia Sáng Sinh Học Trong Điều Trị Da
Ánh sáng sinh học là gì?
Không những khách hàng mà nhiều học viên theo học ngành Spa – thẩm mỹ có khi không phân biệt được ánh sáng sinh học và ánh sáng laser. Về cơ bản, hai liệu pháp này giống nhau là cùng sử dụng công nghệ quang học với nguồn năng lượng thích hợp tác động vào sâu bên trong lớp da để tạo ra các biến đổi tích cực.
Nếu như tia laser chủ yếu dùng phục hồi các khuyết điểm trên da (sẹo rỗ, sẹo mụn, sẹo lồi,…) thì ánh sáng sinh học có chức năng rộng hơn. Ánh sáng sinh học (hay còn gọi là ánh sáng màu) chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng tế bào, có thể làm nhạt các hắc sắc tố, thu nhỏ lỗ chân lông, kháng viêm diệt khuẩn gây mụn, thúc đẩy cơ chế tái tạo da,…
So với tia laser, ánh sáng sinh học không gây hiện tượng chảy máu, sưng tấy, đồng thời không tốn thời gian nghỉ dưỡng để các vết thương hồi phục hoàn toàn.
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Khách Chăm Sóc Môi Phun Sau Khi Bong
Ánh sáng sinh học có các loại màu nào?
Ánh sáng sinh học là tên gọi chung cho các dải màu khác nhau. Trong chăm sóc và điều trị da, loại ánh sáng này được phân theo màu sắc rõ rệt:
- Ánh sáng đỏ
Loại ánh sáng này thích hợp với mọi loại da, đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp:
Thúc đẩy hoạt động tế bào, tăng cường quá trình trao đổi chất để tế bào biểu bì tiết ra Collagen Protein. Sử dụng loại tia này cho liệu trình, vùng da sẽ cải thiện tình trạng khô, sẫm màu, cơ kém đàn hồi, làm mờ đốm nâu, nếp nhăn trên da.
Trong chăm sóc da, ánh sáng đỏ sẽ chống lão hóa, chống oxy hóa và phục hồi nhanh chóng làn da cho người dùng.
- Ánh sáng vàng
Ánh sáng này có tác dụng cải thiện trao đổi chất các tế bào, tăng sinh dưỡng chất để da trở nên đàn hồi hơn, đồng thời giảm dần sắc tố nám trên da. Theo nghiên cứu, ánh sáng vàng thích hợp với người có da hỗn hợp, da nhạy cảm (giúp phục hồi và cân bằng ẩm hiệu quả).
- Ánh sáng xanh lam
Thuộc nhóm ánh sáng lạnh, thiên về mát da và diệt khuẩn, ánh sáng xanh lam đặc biệt hiệu quả đối với làn da mụn, da có tuyến nhờn hoạt động quá mức. Loại ánh sáng này tác động sâu, vừa se khít nhân mụn, vừa giúp da tập trung năng lượng nuôi dưỡng tế bào và chống giãn da.
>>> Xem thêm: Cách Giảm Đau Cho Khách Khi Phun Môi
- Ánh sáng xanh lục
Nếu da đang gặp phải tình trạng phù nề do mụn gây ra, cộng thêm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thì chiếu ánh sáng xanh lục sẽ thích hợp hơn cả. Ánh sáng này có tác dụng làm sạch, xoa dịu và loại trừ bạch huyết trên da, điều tiết tuyến dầu, cân bằng ẩm cho da.
- Ánh sáng xanh lơ
Ánh sáng này phù hợp với người có làn da nhạy cảm, hay bị kích ứng hoặc da bị sưng đỏ sau khi lấy nhân mụn. Nguồn năng lượng sẽ tác động sâu, xoa dịu các điểm kích ứng, chống nhiễm khuẩn để giúp da khỏe mạnh ngay từ bên trong.
- Ánh sáng tím
Dành cho tình trạng da bị mụn nặng (mụn trứng cá, sẹo mụn). Ánh sáng này sẽ thúc đẩy trao đổi chất tế bào, điều trị các vấn đề viêm nhiễm trên da, đồng thời có tác dụng giúp săn chắc cơ và sáng da hiệu quả.
- Ánh sáng cam
Ánh sáng thích hợp cho da lão hóa, da khô, nếp nhăn, da rạn nứt,… vì nó có khả năng kích thích tái tạo collagen. Bên cạnh đó, ánh sáng cam còn giúp giữ nước cho tế bào, ổn định thần kinh nhanh chóng.
- Ánh sáng chớp
Rất hiệu quả cho vùng da mỏng quanh mắt. Ánh sáng này sẽ cải thiện sắc tố da, chống nhăn, giảm nám và nhiều vấn đề khác.Ánh sáng chớp được nghiên cứu là phù hợp với mọi loại da, từ da khô, bình thường hay dầu nhờn và hỗn hợp.
Trên đây là chức năng của các loại ánh sáng sinh học cụ thể. Bạn cần nắm kỹ càng đặc tính của chúng và áp dụng chính xác, giúp liệu trình chăm sóc da cho khách hàng đạt được hiệu quả tối đa.
Nguồn: https://misstram.edu.vn/chuc-nang-cua-cac-tia-sang-sinh-hoc-trong-dieu-tri-da/